30 October, 2024
Mối Tương Đồng Giữa Vương Quốc Shurima Và Ai Cập Cổ Đại

LMHT – Mối Tương Đồng Giữa Vương Quốc Shurima Và Ai Cập Cổ Đại

Riot Games đã lấy ý tưởng từ nền văn minh Ai cập cổ đại để sáng tạo ra đế chế Shurima?

Tất cả chúng ta đều biết rằng Shurima là một vùng đất được lấy cảm hứng từ những truyền thuyết về Ai Cập cổ đại. Qua hàng loạt những sự kiện và cập nhật, hệ thống cốt truyện về vùng đất Shurima ngày càng chi tiết, đồng thời cũng tiết lộ thêm nhiều bí ẩn và mối liên hệ giữa vùng đất bí ẩn này với Ai Cập cổ đại – nguyên bản đời thật của nó…

Mối Tương Đồng Giữa Vương Quốc Shurima Và Ai Cập Cổ Đại

Shurima là một vùng đất nằm trên lục địa Valoran, thuộc phía Nam của Vách Ngăn Vĩ Đại. Trái với khu vực phía Bắc tập trung rất nhiều quốc gia, thành phố với sự phát triển trù phú, vùng đất phía nam lại khiến người ta nhớ tới bởi vẻ hoang sơ, đổ nát bởi sự tàn phá nặng nề của cuộc chiến tranh cổ ngữ. Trong đó, Shurima là tên gọi của một hoang mạc rộng lớn với khí hậu vô cùng khắc nghiệt. Nơi đây gần như vắng bóng sự sống và chỉ có một vài bộ lạc du mục sinh sống lâu đời, những nhà thám hiểm hay đám đào mộ chuyên tìm kiếm và khám phá những tàn tích, di chỉ cổ xưa, hoặc những loài quái vật ẩn náu trong lớp cát nóng bỏng mà thôi.

Mối Tương Đồng Giữa Vương Quốc Shurima Và Ai Cập Cổ Đại

Thế nhưng không ai biết rằng, bên trong trong những tàn tích kia là cả một câu chuyện dài về một nền văn minh, một đế chế hung mạnh nhất đã từng tồn tại trong lịch sử vùng đất này, trước cả khi chiến tranh cổ ngữ bắt đầu. Một đế chế vĩ đại được bảo hộ bởi những thực thể hùng mạnh có tên gọi là Thể Thăng Hoa, với sức mạnh vô hạn của ma thuật. Trải qua hàng ngàn năm say ngủ, khi những kẻ phàm trần dám mạo phạm tới những tàn tích cổ xưa, Đế chế đó một lần nữa lại trở mình thức dậy, mang theo ánh hào quang từ quá khứ, và cả một điềm báo chẳng mấy an lành tới tương lai. Người ta thường biết đến nó, và sẽ còn phải nhắc đến nó, với cái tên: Đế chế Shurima.

Có 3 nhân vật của Shurima là đại diện rõ rệt nhất cho sự tương đồng giữa nền văn minh giả tưởng này với Ai Cập cổ đại, đó là Azir, Nasus và Renekton:

Azir

Mối Tương Đồng Giữa Vương Quốc Shurima Và Ai Cập Cổ Đại

Vị hoàng đế cuối cùng của Đế chế Shurima cổ đại, với tạo hình mang nhiều nét tương đồng với thần Ra – Thần mặt trời trong tin ngưỡng Ai Cập với tạo hình nửa người nửa chim và biểu tượng Đĩa mặt trời. Bên cạnh đó cốt truyện của vị tướng này mang khá nhiều nét tương đồng với một Pharaoh nổi tiếng nhất trong lịch sử Ai Cập: Tutankhamun.

Cả 2 đều lên ngôi khi còn rất trẻ, đều là những Pharaoh tài năng và xuất chúng nhưng họ đều có tham vọng lớn. Trong khi Tutankhamun đi ngược lại truyền thống của tổ tiên bằng cách thay đổi tín ngưỡng thờ phụng thần Amun, thay vì thần Aten như các thế hệ Pharaoh trước, thì Azir cũng có một dự định chưa từng có trong lịch sử Shurima: xóa bỏ hoàn toàn chế độ chiếm hữu nô lệ.

Mối Tương Đồng Giữa Vương Quốc Shurima Và Ai Cập Cổ Đại

Và đặc biệt hơn cả, trong khi Azir chết do bị Xerath hãm hại, thì Tutankhamun cũng là một vị vua qua đời khi còn rất trẻ (19 tuổi), và cho đến nay, nguyên nhân cái chết của ông vẫn được cho là do bị ám sát. Bây giờ thì các bạn có thể hình dung ra nét tương đồng của hai vị vua này rồi chứ? Thông qua những dữ liệu trên, có thể kết luận rằng Azir là một tác phẩm được lấy cảm hứng từ cuộc đời của Hoàng đế Tutankhamun và thần Ra trong thần thoại Ai Cập.

 

Nasus

Mối Tương Đồng Giữa Vương Quốc Shurima Và Ai Cập Cổ Đại

Không chỉ có vậy, cả Nasus và Renekton cũng là hai nhân vật được lấy cảm hứng khá nhiều từ các vị thần Ai Cập. Trải qua hàng loạt những thay đổi cả về ngoại hình lẫn cốt truyện, có một chi tiết vẫn chưa bao giờ bị biến đổi trong cốt truyện của hai vị tướng này: đó là sự thông thái của Nasus và lòng thù hận, khát máu của Renekton.

Ngoại hình của Nasus được lấy cảm hứng từ thần Anubis (vị thần của thế giới bên kia và là thần bảo hộ xác ướp – hay còn là thần chết trong tín ngưỡng Ai Cập cổ), nhưng danh hiệu (Nhà thông thái Sa mạc) cũng như tính cách của vị tướng này lại có nhiều điểm giống với thần Thoth – Thần thông thái, vị thần cai quản nguồn tri thức và các loại văn bản.

Mối Tương Đồng Giữa Vương Quốc Shurima Và Ai Cập Cổ Đại

Renekton

Mối Tương Đồng Giữa Vương Quốc Shurima Và Ai Cập Cổ Đại

Trong khi đó, Renekton lại có tạo hình lấy cảm hứng từ thần Sobek – Thần sông Nile, thần của sự màu mỡ và là thần bảo hộ cho các Quân đoàn, và cái tên Đồ tể sa mạc cũng như cốt truyện thì lại giống với thần Seth – Vị thần của sa mạc, bão tố, hỗn loạn và chiến tranh. Trong cốt truyện mới cập nhật, Renekton là một huyền thoại bất diệt trong lực lượng quân đội Shurima với việc giữ trọng trách tổng chỉ huy của đội quân này. Và chi tiết này cũng khá tương đồng với hai vị thần Sobek và Seth, vốn dĩ đều liên quan tới quân đội và chiến tranh.

Taliyah

Mối Tương Đồng Giữa Vương Quốc Shurima Và Ai Cập Cổ Đại

Cuối cùng là Taliyah, cô được chú ý nhiều hơn bởi mối quan hệ thầy trò cùng Yasuo – Hotboy của cộng đồng quốc tế *Quốc tướng của Việt Nam*, nhưng cũng có một vài điểm cần lưu ý về thông tin của Taliyah: Thứ nhất, cô là một pháp sư có khả năng điều khiển đất đá, thứ hai, cô sinh ra trong một bộ tộc du mục đã từng là nô lệ của Đế chế Shurima cổ đại.

Điều này cũng lý giải nguyên nhân Taliyah không mấy thiện cảm với Azir cũng như lo ngại sự trở lại của Shurima: đó là vì khi Azir tiến hành nghi thức thăng hoa, lời tuyên bố của Ngài về việc giải phóng toàn bộ nô lệ tại Shurima đã bị chôn vùi cùng thảm họa diệt vong do Xerath gây ra, và các thế hệ sau của những dân tộc sinh sống tại Shurima vẫn không hề hay biết về việc chế độ nô lệ đã bị xóa bỏ, và họ lo ngại rằng sự trở lại của Azir cũng đồng nghĩa với việc thân phận nô lệ của tổ tiên sẽ một lần nữa bị áp đặt lên dân tộc mình.

Mối Tương Đồng Giữa Vương Quốc Shurima Và Ai Cập Cổ Đại

Taliyah cảm thấy lo sợ trước sự trở lại của Azir vì nghĩ rằng điều đó đồng nghĩa với việc dân tộc của cô sẽ lại trở thành nô lệ của vị Hoàng đế này thêm một lần nữa

Không biết là vô tình hay cố ý, nhưng Riot đã tạo nên Taliyah với bộ kỹ năng và cốt truyện khá tương đồng với nhau, cũng như gợi mở rất nhiều liên hệ với nền văn minh Ai Cập. Có lẽ chúng ta đều biết rằng những công trình kiến trúc của Ai Cập cổ đại còn tồn tại đến ngày nay như những Kim Tự Tháp hay bức tượng Nhân Sư – đều được xây dựng nên bởi mồ hôi và thậm chí là máu của những người nô lệ.

Mối Tương Đồng Giữa Vương Quốc Shurima Và Ai Cập Cổ Đại

Điều đáng nói là kỹ thuật xây dựng của tầng lớp nô lệ thời kỳ này đã đạt đến trình độ mà khoa học ngày nay cũng không thể lý giải nổi, khi họ có thể đưa những tảng đá hoa cương nặng từ vài tấn cho đến vài chục tấn lên đến độ cao hàng trăm mét để xây dựng nên những kim tự tháp khổng lồ. Và nói đến đây thì hẳn nhiều bạn cũng đã nhận ra vấn đề rồi, những người nô lệ Ai Cập được ca tụng là “Những công trình sư tài ba nhất, những người có khả năng ‘điều khiển đất đá’ để tạo nên những tác phẩm trường tồn với thời gian”. (Một số giả thuyết hiện nay cho rằng những người xây dựng nên Kim tự tháp không phải là những người thuộc tầng lớp nô lệ, tuy nhiên thì vấn đề này vẫn còn gây ra khá nhiều tranh cãi)

Bên cạnh Azir, Nasus, Renekton hay Taliyah, thì những nhân vật khác có liên quan mật thiết với Shurima như Rammus, Ezreal, Sivir, Cassiopeia hay Amumu, Skarner cũng đều mang những câu chuyện liên quan đến Shurima.

by Hoang Quy Ba

0/5 (0 Reviews)
Share